Làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc - sản phẩm mới của du lịch miền Tây


Châu Đốc trước nay được xem là “thành phố du lịch” của đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm đón khoảng 7 triệu lượt khách, với tâm điểm là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Song, không chỉ có du lịch tâm linh, Châu Đốc còn nhiều tài nguyên hấp dẫn khác. Với hàng trăm nhà bè trên sông được bao phủ bởi các khối màu, làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc đang trở thành điểm đến mới lạ, hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Nơi đây sẽ góp thêm một hình ảnh mới về Châu Đốc - đô thị biên giới yên bình trên sông nước.

>> Đọc tiếp...

Làng cổ Bình Thủy chào mừng 240 năm thành lập - Vĩnh Thông


Từ ngày 25/6 đến ngày 28/6 (từ mùng 8/5 đến ngày 11/5 âm lịch), đình thần Bình Thủy, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ hội Kỳ yên. Đồng thời, lễ hội còn là dịp kỷ niệm 240 năm thành lập làng (1783 - 2023). Đây được xem là lễ hội Kỳ yên đông vui nhứt miền Tây, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi tham dự.

>> Đọc tiếp...

Những mảnh ghép từ đá Thất Sơn - Vĩnh Thông


Từ lâu, vùng Thất Sơn (An Giang) được xem là nơi chứa đựng những điều huyền bí, gắn liền với nhiều danh nhân, sự kiện và giai thoại, ngày nay thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi. Tuy vậy ít ai ngờ, từ nguyên liệu thô sơ của nơi đây là những viên đá, một dòng tranh độc đáo đã ra đời.

>> Đọc tiếp...

Khởi nghĩa Bảy Thưa và một số di tích tiêu biểu - Vĩnh Thông


Châu Phú và Châu Thành là hai huyện thuần nông của tỉnh An Giang với những cánh đồng trải bạt ngàn. Tuy nhiên không chỉ vậy, nơi đây còn là địa bàn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa chống Pháp của nghĩa binh Gia Nghị do Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo. Ngày nay, hai huyện nầy còn nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Hằng năm, đến ngày 21 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong vùng lại long trọng tưởng niệm ngày nghĩa quân bị đàn áp.

>> Đọc tiếp...

Đình Châu Phú - tuyệt tác nghệ thuật miền viễn Tây - Vĩnh Thông


Bước vào trung tâm thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc cổ kính, đồ sộ, uy nghiêm giữa lòng đô thị, đó là đình thần Châu Phú. Đình tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Châu Phú A, cách chợ Châu Đốc không xa. Đây là một trong những ngôi đình lớn và đẹp hàng đầu ở miền Tây, với nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

>> Đọc tiếp...

Đi tìm huyền thoại trong lòng đất - Vĩnh Thông


Huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tứ giác Long Xuyên, lại được thiên nhiên ban tặng những trái núi nhỏ lẻ loi cuối cùng của Tây Nam Bộ. Đặc thù địa hình đó đã tạo cho nơi đây một khung cảnh sông nước hòa với núi non thơ mộng. Không chỉ thế, địa phương nầy còn là một trong những nơi thu hút khách du lịch trong hành trình tham quan tại An Giang. Đến đây bạn có thể ghé thăm núi Ba Thê, núi Sập và hồ Ông Thoại, đình Thoại Sơn, đình Phan Thanh Giản… và nổi bật hơn cả là Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.

>> Đọc tiếp...

Chinh phục Vĩnh Tế sơn - Vĩnh Thông


Du lịch đến An Giang, hầu như không ai không ghé qua núi Sam ở thành phố Châu Đốc. Ngọn núi cao 228 mét và chu vi 5200 mét nầy nằm chễm chệ giữa một vùng đồng ruộng bát ngát, án ngữ cửa ngõ vào vùng Thất Sơn. Dưới chân núi có những di tích nổi tiếng như chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu… Tuy nhiên nếu có thời gian, các bạn nên thử leo lên núi để tìm kiếm những trải nghiệm thú vị cùng thiên nhiên.

>> Đọc tiếp...

Ba dòng tranh mới lạ ở An Giang - Vĩnh Thông


Trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, tỉnh An Giang đã lần lượt xuất hiện ba dòng tranh mới lạ. Điều đặc biệt là mỗi dòng không chỉ “độc nhứt vô nhị” tại tỉnh nầy, mà còn “không đụng hàng” ở khắp đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Dù xuất phát điểm của ba họa sĩ khác nhau, cả về độ tuổi, ngành nghề lẫn ý tưởng và lựa chọn chất liệu thể hiện… song họ đều có điểm chung là niềm đam mê sáng tạo. Với những khám phá và trải nghiệm bằng cả tâm huyết của mình, họ đã mang đến những tác phẩm độc đáo cho hội họa miền Tây.

>> Đọc tiếp...

Văn hóa trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ - Vĩnh Thông


Trang phục không chỉ tôn lên nét đẹp cho con người, mà còn là dấu hiệu nhận diện mỗi cộng đồng, bởi đó là nơi chủ thể văn hóa tích hợp những biểu trưng truyền thống vào. Trang phục của người Chăm Islam ở Nam Bộ thể hiện rõ điều nầy. Trong văn hóa phục sức, họ vừa duy trì những yếu tố có từ quê cũ, vừa đón nhận những yếu tố hình thành trên vùng đất mới. Điều đó góp phần tạo nên những giá trị đặc thù cho văn hóa trang phục của người Chăm Islam.

>> Đọc tiếp...

Rong ruổi cùng những làng nghề xứ Tân Châu - Vĩnh Thông


Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang hình thành từ năm 1757 với địa danh Tân Châu đạo, ngày nay là đô thị trẻ nằm cạnh biên giới Tây Nam với nhiều tiềm năng phát triển. Trải qua 260 năm, người dân Tân Châu đã không ngừng bồi đắp cho vùng đất nầy nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Chúng không chỉ là những di tích, lễ hội, nghệ thuật… mà còn những phương thức mưu sinh đầy sáng tạo để ngày nay trở thành những làng nghề truyền thống vang danh khắp gần xa.

>> Đọc tiếp...

Trăm năm làng nghề bên sông Tiền - Vĩnh Thông


Chợ Mới là một huyện cù lao của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý khá đặc biệt khi nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Do đó, cù lao này không chỉ là vùng đất trù phú được thiên ban tặng, mà còn nhiều giá trị văn hóa đậm chất sông nước. Điều đặc biệt là, huyện Chợ Mới có đến ba làng nghề truyền thống hết sức độc đáo, nằm trải dài dọc theo sông Tiền. Mỗi làng nghề đều có danh tiếng lan rộng khắp cả Nam Bộ.

>> Đọc tiếp...

Vòng quanh núi Sam - Vĩnh Thông


Thành phố Châu Đốc - tỉnh An Giang là một đô thị du lịch - lễ hội đầy tiềm năng với quang cảnh thơ mộng bên ngã ba sông. Châu Đốc vừa có núi, vừa có sông, lại có nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, những điểm đó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của thành phố. Từ nội ô thành phố Châu Đốc, du khách đi theo đường Tân Lộ Kiều Lương khoảng 5 km sẽ đến với cụm di tích - danh thắng núi Sam là tâm điểm du lịch của Châu Đốc.
>> Đọc tiếp...

Lung linh sắc màu Chăm bên dòng sông Hậu - Vĩnh Thông


An Giang là tỉnh có số người Chăm đông thứ tư cả nước và đông nhứt đồng bằng sông Cửu Long. Người Chăm đến An Giang qua nhiều đợt, bắt đầu từ giữ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Hiện nay họ sống tập trung ở 10 palei (làng) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, văn hóa Chăm An Giang về cơ bản khác với văn hóa Chăm miền Trung. Do đó đến với An Giang, sẽ thật tiếc nếu khách du lịch không thể đến thăm những làng Chăm. Xin giới thiệu một làng Chăm tiêu biểu và được nhiều người biết đến tỉnh nầy, đó là làng Chăm Châu Giang, thuộc địa phận xã Châu Phong - thị xã Tân Châu và nằm đối diện với thành phố Châu Đốc bên kia sông Hậu.
>> Đọc tiếp...

Hai di tích một bên sườn núi - Vĩnh Thông


“Hai di tích một bên sườn núi
Mặt trời chiếu qua mỗi buổi như nhau
Một ăn mặn và một ăn chay
Cũng đều vì đất chết cho đất
Một danh tướng với một nhà sư
Ai thoát trần ai còn lụy tục.”
>> Đọc tiếp...

Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa - Vĩnh Thông


Toàn cầu hóa hiện nay là một tiến trình tất yếu, không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, diễn ra ở nhiều phương diện trong đời sống và làm biến đổi sâu sắc diện mạo của chúng. Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội mới để mỗi quốc gia phát triển và hội nhập quốc tế, nhưng cũng mang đến những thách thức lớn. Dẫu vậy, mỗi nền văn hóa không thể “khép cửa” để tự vận động và từ chối hội nhập. Mỹ thuật Việt Nam cũng không đứng ngoài quy luật của toàn cầu hóa, đã và đang vận động với nhiều thay đổi lớn.
>> Đọc tiếp...

Sắc màu sông nước Tân Châu - Vĩnh Thông


Tân Châu là thị xã trẻ của tỉnh An Giang, nơi đầu tiên đón dòng sông Tiền chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Dù đang trên đà phát triển đầy năng động, nhưng thị xã cũng có bề dầy lịch sử và văn hóa đáng tự hào. Du lịch về Tân Châu, bạn có thể ghé thăm làng Chăm, các thánh đường, đình - chùa cổ, làng nghề dệt thổ cẩm, làng nghề dệt lụa… và thưởng thức những món ăn hấp dẫn của cộng đồng Chăm.
>> Đọc tiếp...

Long Xuyên thành phố thơ mộng - Vĩnh Thông


Thành phố Long Xuyên là một trung tâm kinh tế - văn hóa quan trọng của tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đô thị sầm uất thứ hai tại Tây Nam Bộ. Du khách tham quan du lịch tại An Giang hầu hết đều phải đi bằng tuyến đường ngang qua thành phố Long Xuyên, nên Long Xuyên còn có vai trò là cửa ngõ đầu tiên đón chân du khách khi đến với An Giang. Hãy cùng khám phá xem thành phố nầy có gì đặc biệt nhé!
>> Đọc tiếp...

Về nơi lưu dấu huyền thoại - Vĩnh Thông


Huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, lại được thiên nhiên ban tặng những trái núi nhỏ lẻ loi cuối cùng ở Tây Nam Bộ. Đặc thù địa hình đó đã tạo cho vùng đất nầy một khung cảnh sông nước hòa với núi non thơ mộng. Có lẽ không quá lời khi nói rằng: Thoại Sơn là vùng đất của huyền thoại! Bởi, nơi đây có đến hai huyền thoại: một là sự tồn tại của văn hóa Óc Eo, hai là công cuộc khai khẩn của Thoại Ngọc Hầu. Song, Thoại Sơn không chỉ là “tặng  phẩm” của quá khứ, mà còn là “miền đất hứa” của hiện tại và tương lai.
>> Đọc tiếp...

Người phụ nữ Nam Kỳ ra Huế kêu oan cho chồng - Vĩnh Thông


Dưới triều vua Tự Đức, có một người phụ nữ từ Nam Kỳ lặn lội ra đến kinh thành Huế để kêu oan cho chồng. Không những chồng được minh oan, mà bản thân bà còn được vua Tự Đức ban thưởng và thái hậu Từ Dũ tặng bảng vàng “Liệt phụ khả gia”. Việc làm của người phụ nữ nầy đến nay vẫn còn được người đời sau không ngớt ngợi ca. Nhân vật đó là bà Nguyễn Thị Tồn, vợ của nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa.

>> Đọc tiếp...

Cô Tô núi ngọc đồng bằng - Vĩnh Thông


Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn có độ cao 614 mét, chu vi trên 14 ngàn mét, là ngọn núi cao thứ hai ở vùng Thất Sơn huyền bí của tỉnh An Giang (sau núi Cấm ở huyện Tịnh Biên). Núi Tô có tên chữ là Phụng Hoàng sơn, còn được dân gian gọi là núi Ông Tô, rồi lại thi vị hóa thành núi Cô Tô. Với cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng xưa nay, ngọn núi nầy còn được mệnh danh là “núi ngọc” của đồng bằng sông Cửu Long.
>> Đọc tiếp...